https://www.facebook.com/tam.lau.9/posts/1106045946189
0 - 620,000 đ        

Kiến thức cơ bản về KEM CHỐNG NẮNG


CÁC BẠN, đừng nghĩ rằng kem chống nắng chỉ sử dụng khi đi biển, hoạt động dưới trời nắng gắt, chơi thể thao ngoài trời hay sử dụng vào mùa hè.

Việc chống nắng thực chất không chỉ giúp da chống lại sự nóng rát và cháy bỏng của ông mặt trời, mà còn chống lại những tia cực tím vô hình đang âm thầm tác động đến làn da từ sâu bên trong, thúc đẩy quá trình lão hóa da sớm.

SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI ĐẾN TỐC ĐỘ LÃO HÓA DA

Có đến 80% tình trạng lão hóa da sớm là do ảnh hưởng của tia UV từ ánh nắng mặt trời, vậy tia UV là gì? Và vì sao chúng lại có ảnh hưởng đến sự lão hóa da đến vậy?

  • Trong ánh nắng mặt trời có các tia tử ngoại (tia UV – Ultra Violet Light) có bước sóng dài ngắn khác nhau, những tia này không nhìn thấy được bằng mắt thường và đem theo năng lượng từ Mặt Trời đến Trái Đất với từng mức độ xuyên thấu khác nhau. Có 3 dạng tia tử ngoại là UVA, UVB và UVC:
  • Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D (chỉ trước 9h sáng), tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da làm da bị đen sạm, cháy nắng và làm tổn thương trực tiếp DNA, gây ra nguy cơ ung thư da cao.
  • Tia UVA không trực tiếp làm đen da như tia UVB nhưng còn độc hại hơn vì chúng có khả năng ăn sâu vào lớp hạ bì của da, phá hủy collagen và elastin, khiến da nhanh chóng mất đi độ đàn hồi và thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn. Sự xuất hiện của đồi mồi cũng chính do cơ chế bảo vệ dạ khỏi tia cực tím gây nên. Đặc biệt hơn nữa tia UVA chiếm đến 95% tia cực tím và có thể xuyên qua kính và vải, gây hậu quả từ từ trên da mà chúng ta không thấy được ngay.
  • Tia UVC là loại tia có hại nhất nhưng đã bị chặn lại ở tầng khí quyển của trái đất do đó chúng mình tạm thời không nhắc đến nhé.
  • Tùy vào từng thời điểm trong ngày mà các tia UV tác động lên da theo mức độ mạnh yếu khác nhau. Tuy nhiên, ngay cả trong điều kiện thời tiết mát mẻ, trong mùa đông hay ở trong nhà, làn da chúng ta vẫn đang phải âm thầm chịu đựng sự tác động của tia UV gây sạm và lão hóa da mà không hề hay biết.

Chính những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời như tay, chân, mặt là nơi chúng ta dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của đốm đồi mồi hay những đường nhăn đầu tiên trên da, đây cũng chính là những dấu hiệu có thể thấy được của sự lão hoá. Vì vậy, việc sử dụng kem chống nắng hằng ngày để bảo vệ da là cực kì quan trọng.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI KEM CHỐNG NẮNG?

Kem chống nắng được chia làm 2 loại: Kem chống nắng vật lý (Sunblock) và Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)

  • Kem chống nắng vật lý có 2 thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxid. Khi thoa lên da sẽ tạo ra một lớp chắn vững chãi giúp phản xạ và ngăn chặn các tia UV, khiến chúng không thể xuyên thấu vào da được. Kem chống nắng vật lý thường bền vững hơn nên có thể giảm được số lần phải bôi lại kem dưới nắng trong ngày.
  • Kem chống nắng hóa học có thành phần chính là các chất hóa học có khả năng lọc tia cực tím như oxygenzone, avobenzone hoặc octyl methoxycinnamte, hoạt động bằng cách hấp thu và thẩm thấu các tia UV, sau đó xử lí và phân hủy chúng trước khi các tia này có thể làm tổn hại đến da. Sunscreen thường chứa nhiều hóa chất dễ gây kích ứng nên hạn chế dùng cho da nhạy cảm, hoặc da em bé.

Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ SPF, PPD, PA, BOOTS STAR RATING SYSTEM

  • Chỉ số SPF (Sun Protection Factor): là định mức đo lường thời gian trung bình mà kem chống nắng có thể bảo vệ da bạn khỏi tia UVB. Nói một cách đơn giản thì chỉ số SPF càng cao, khả năng da bạn sẽ được bảo vệ càng lâu.
  • Theo định mức trung bình thì 1SPF = ~10 phút, nghĩa là khi bạn sử dụng kem chống nắng có SPF 30, da bạn sẽ được bảo vệ trong khoảng 300 phút (5 giờ). Tất nhiên điều này là còn tùy vào làn da của bạn và một số yếu tố bên ngoài khác mà khoảng thời gian này sẽ thay đổi.
  • Và điều mà phái nữ quan tâm nhiều nhất khi bảo vệ làn da khỏi các vấn đề lão hóa chính là chỉ số chống tia UVA. Một số chỉ số chống tia UVA có trên kem chống nắng mà chúng ta cần quan tâm là:
  • Chỉ số PPD(persistent pigment darkening) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA thường gặp trong các loại kem chống nắng của EU như Bioderma Photoderm, La Roche-Posay Anthelios, …
  • Chỉ số PA (The Protection Grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của Nhật Bản, bao gồm từ 1 đến 4 dấu cộng, đây cũng là chỉ số thường thấy tại Việt Nam.

-PA+ ~ PPD 2-4 (ngăn chặn 50-75% tia UVA)

-PA++ ~ PPD 4-8 (ngăn chặn 75-87.5% tia UVA)

-PA+++ ~ PPD 8-16 (ngăn chặn 87.5-93.75% tia UVA)

-PA++++ ~ PPD 16+ (ngăn chặn hơn 93.75% tia UVA)

  • Boots Star Rating System cũng là chỉ số đánh giá khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của UK, gồm từ 1 đến 5 ngôi sao. Mỗi một loại sao ứng với một tỉ lệ UVA/UVB và cho biết % khả năng chống tia UVA dựa theo % khả năng chống tia UVB, nghĩa là chỉ số này phụ thuộc vào chỉ số SPF.

 

Tia UV không thể thấy được bằng mắt thường không có nghĩa là chúng không tồn tại mà ngược lại, ảnh hưởng của chúng trên làn da là rất lớn và có thể làm da lão hóa một cách nhanh chóng.

Dù cho bạn không là người có thói quen thường xuyên chăm sóc da thì cũng đừng bao giờ bỏ quên người bạn đồng hành hữu ích này!

Chúc các nàng luôn xinh và rạng ngời nhé!!!

https://www.facebook.com/tam.lau.9/posts/1106045946189

Vui lòng đợi ...

Đặt mua sản phẩm

Xem nhanh sản phẩm